Bóng đèn hồng ngoại và ứng dụng chữa bệnh

Theo Wikipedia Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba. Tên “hồng ngoại” có nghĩa là “ngoài mức đỏ”, màu đỏ là màu sắc có bước sóng dài nhất trong ánh sáng thường. Tia hồng ngoại không thể nhìn thấy được như ánh sáng thường bởi mắt người thông thường.

Như các bạn biết rằng dòng đèn sưởi sử dụng tia hồng ngoại để làm ấm tức thì đang được phổ biến rộng rãi. Vậy điều gì đã khiến cho dòng đèn sưởi hồng ngoại được ưa chuộng đến thế. Đầu tiên, cần phải nhắc tới tính năng trị bệnh đặc biệt của tia hồng ngoại.

1, Tia hồng ngoại là gì?

Bóng đèn hồng ngoạiTư vấn bóng đèn hồng ngoạiThông số kỹ thuật đèn sưởi hồng ngoạiĐèn úm hồng ngoại

Theo Wikipedia Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba. Tên “hồng ngoại” có nghĩa là “ngoài mức đỏ”, màu đỏ là màu sắc có bước sóng dài nhất trong ánh sáng thường. Tia hồng ngoại không thể nhìn thấy được như ánh sáng thường bởi mắt người thông thường.

Bóng đèn hồng ngoại Warrior

Bóng đèn hồng ngoại Warrior

2: Đặc tính phổ thông của tia hồng ngoại chữa bệnh: 

Công dụng bóng đèn hồng ngoại:

– Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.

– Hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím. Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.

– Hồng ngoại còn có thêm tác dụng trong việc chỉnh sửa sắc đẹp, và còn được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm thẩm mỹ viện,…

Tia hồng ngoại của đèn sưởi chữa trị những bệnh sau:

– Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính như: đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ,…

– Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo,…

– Làm giãn cơ để giúp cho các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp, tập vận động dễ dàng hơn,…

Lưu ý khi sử dụng tia hồng ngoại:

– Các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, giãn tĩnh mạch da.

– Nên tránh chiếu đèn hồng ngoại ở vùng da bị tổn thương hay chấn thương, vùng da bị mất cảm giác, vùng da có sẹo lồi.

 3. Cách sử dụng một số đèn hồng ngoại  để chữa bệnh

Gọi là đèn hồng ngoại vì tia sáng đèn phát ra có màu hồng. Có 2 loại đèn hồng ngoại: dạng đèn bóng hay dạng điện trở. Dạng bóng có công suất nhỏ khoảng 250w, dạng điện trở có công suất lớn hơn 400-1000w và tuổi thọ cao hơn. Loại dùng gia đình thường là dạng bóng, để bàn hay có chân đứng. Tác dụng của tia hồng ngoại: Tia sáng hồng ngoại có các tác dụng thấu nhiệt xuyên qua da khoảng 3mm. Tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ dãn ra và bắp cơ tại vùng chiếu đèn cũng được dãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân. Tia hồng ngoại tác dụng lên đầu dây thần kinh tại vùng bị đau khi sức chiếu nóng vừa sẽ có tác dụng giảm đau tốt nhưng khi chiếu đèn quá nóng sẽ gây phản tác dụng làm đau tăng lên kèm theo co cơ và cảm giác phỏng rát. Nhờ tác dụng giảm đau và dãn cơ tại chỗ nên tia hồng ngoại có tác dụng tốt trong những trường hợp đau có kèm theo co cơ thắt lưng. Cách sử dụng đèn hồng ngoại: khoảng cách từ đèn hồng ngoại đến da khoảng 40 – 90cm điều chỉnh độ nóng bằng cách điều chỉnh khoảng cách từ đèn đến vùng được chiếu để tiện hơn bạn có thể dùng đèn có volum điều chỉnh độ nóng của đèn, cần đặt đèn sao cho tia sáng chiếu đến vuông góc với da mới đạt hiệu quả cao nhất. Lưu ý nếu đèn quá gần có thể gây phỏng da. Thời gian chiếu trung bình 20-40 phút, mỗi ngày chiếu khoảng 2-3 lần.
Nên tránh chiếu đèn hồng ngoại ở: Vùng da bị tổn thương hay chấn thương. Vùng da bị mất cảm giác. Vùng da có sẹo lồi. Nếu không có đèn hồng ngoại, bạn có thể dùng túi chườm nóng cũng có tác dụng tương tự. Cũng cần lưu ý túi chườm cũng có thể gây phỏng da nếu dùng nứơc quá nóng.

Vui lòng tham khảo Hình ảnh và cách lắp đặt bóng đèn hồng ngoại tại đây

Chủ đề liên quan

Liên hệ Bóng đèn hồng ngoại và ứng dụng chữa bệnh

Trân trọng cảm ơn Quý khách đã tín nhiệm Bình Ngân JSC

Cảm ơn 7794 Quý khách đã tín nhiệm sản phẩm Bóng đèn hồng ngoại và ứng dụng chữa bệnh từ ngày: 11 Tháng Bảy, 2016 công ty Quạt công nghiệp Bình Ngân JSC phân phối toàn quốc.