Những lỗi cơ bản hàng ngày khi sử dụng ấm điện đun nước

Ngày nay, ấm điện đun nước đã trở thành một đồ gia dụng không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên trên thực tế có những thói quen tưởng chừng vô hại khi sử dụng lại là những nguyên nhân khiến cho ấm nhanh hỏng mà nhiều người vẫn hay mắc phải.

Bình siêu tốc trở thành chiếc nồi đa năng

Ấm điện đun nước chỉ có một chức năng duy nhất là đun nước, nhưng có một số người dùng sử dụng chúng để nấu canh, luộc rau, luộc trứng, luộc thịt,… điều này rất dễ đóng cặn vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng, thậm chí gây chập điện rất nguy hiểm. Nên làm theo yêu cầu của nhà sản xuất, tuyệt đối không nên dùng ấm đun nước để nấu ăn, nếu lỡ nấu rồi thì nên chùi rửa sạch sẽ cặn bám bên trong ấm.

Đun nước liên tục trong nhiều giờ

Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng đun nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn, vì đun nước liên tục vậy sẽ khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến hiện tượng cháy nổ nhanh. Do đó cách tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ ngơi từ 15-20 phút giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội một chút.

Không đậy nắp kín khi đun nước

Mở nắp ấm khi đang sử dụng sẽ làm tốn năng lượng điện và gây mất thời gian đun nước. Không chỉ vậy việc mở nắp khi đun nước sẽ làm tính năng ngắt điện sẽ không hoạt động, ấm sẽ đun nước cho đến khi cạn nếu không để ý, có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào. Do đó để bảo vệ cho gia đình, bạn cần kiểm tra và đậy kín nắp trong khi sử dụng ấm điện đun nước.

Lỗi cơ bản không đậy kín nắp ấm điện đun nước

Đổ nước vượt quá mực nước quy định

Trên mỗi cái ấm điện đun nước, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và mức tối thiểu (Min), giúp người có thể quan sát bên ngoài để đổ lượng nước cho phù hợp. Nếu lượng nước bạn đổ trên Max, khi sôi nước sẽ bị trào ra ngoài dễ bị chập điện, hoặc dưới mức tối thiểu Min nước khi đun sôi sẽ bị cạn gây cháy mâm nhiệt, cháy ấm. Do đó bạn cần đổ nước vào ấm sao cho mực nước trong khoảng min max đã chia, điều này giúp ấm hoạt động bền hơn, đồng thời tránh được các nguy hiểm cho người dùng.

Để dư nước trong ấm sau khi đun xong

Rất nhiều người mắc phải lỗi này, thường khi đun xong sẽ để lại ít nước dư trong bình. Có thể bạn không biết khi để lại nước dư trong ấm khá lâu, ấm sẽ bị đóng cặn sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, nước sẽ sôi chậm hơn, cặn bẩn bám dày khiến rowle đo nhiệt nhanh hỏng, ấm đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi. Nên vệ sinh đáy ấm thường xuyên, tẩy sạch các vết bẩn bám lâu ngày và không để nước quá lâu lại trong ấm.

Mua hàng không có thương hiệu, hàng kém chất lượng

Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam là chọn những sản phẩm giá rẻ nhất, không cần quan tâm đến các thương hiệu hay chất lượng của sản phẩm. Đây là thói quen rất xấu của người tiêu dùng. Những sản phẩm không có thương hiệu, hàng giá quá rẻ, chất lượng kém sẽ rất nhanh hỏng chỉ sau vài lần sử dụng, có thể là hỏng chế độ tự ngắt điện,hỏng nút đóng, mở nắp ấm, công tắc đun nước,…Các ấm điện đun nước này còn tốn điện khi hoạt động hơn do đun mãi nước không sôi hay không tự ngắt điện. Do đó để đảm bảo an toàn cho gia đình, tốt nhất bạn nên chọn mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, uy tín như Matika,… Bởi tại những thương hiệu nổi tiếng này luôn đáp ứng được các thông số kỹ thuật, thiết kế, nguồn gốc,…theo chuẩn chất lượng.

Hình ảnh ấm điện đun nước của Matika

Nếu bạn muốn chọn mua ấm điện đun nước của Matika, bạn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 19006669 để được tư vấn và chọn mua được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

 

Chủ đề liên quan

Liên hệ Những lỗi cơ bản hàng ngày khi sử dụng ấm điện đun nước

Trân trọng cảm ơn Quý khách đã tín nhiệm Bình Ngân JSC

Cảm ơn 2053 Quý khách đã tín nhiệm sản phẩm Những lỗi cơ bản hàng ngày khi sử dụng ấm điện đun nước từ ngày: 6 Tháng Mười Một, 2017 công ty Quạt công nghiệp Bình Ngân JSC phân phối toàn quốc.